Khi tìm hiểu về điện mặt trời, có khi nào bạn thử so sánh tấm pin năng lượng mặt trời Mono và Poly? Cả hai có chung chức năng là hấp thụ bức xạ nhưng đâu là điểm khác biệt giữa hai loại tấm pin này? Nội dung chính: Chức năng của pin năng lượng mặt trờiBảng so sánh tấm pin năng lượng mặt trời Mono và PolyNên chọn pin Mono hay Poly?Miền Nam phù hợp sử dụng loại pin năng lượng mặt trời nào? Chức năng của pin năng lượng mặt trời là gì? Pin năng lượng mặt trời có chức năng chủ yếu là thu ánh nắng mặt trời và biến nó thành điện năng. Cả 2 loại pin mono và poly đều là sự lựa chọn tuyệt vời cho hệ thống điện năng lượng mặt trời, tuy nhiên, vì 2 loại này có 1 số điểm khác biệt nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn lắp đặt loại nào cho phù hợp cho gia đình mình. Hơn 85% quang điện của thế giới dựa trên một số biến thể của silicon. Silicon được sử dụng trong điện mặt trời có nhiều dạng. Sự khác biệt cơ bản giữa pin mặt trời poly và mono, cũng như một số loại ít phổ biến khác chính là độ tinh khiết của silicon. Hiệu suất của tấm pin năng lượng mặt trời tỉ lệ thuận với độ tinh khiết của silicon. Các phân tử silicon càng tinh khiết thì hiệu suất chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng điện càng cao. Nhưng quá trình tăng cường độ tinh khiết của silicon lại rất tốn kém. Đây cũng chính là nguyên nhân cho sự chênh lệch giá thành của pin năng lượng mặt trời poly và mono. Bảng so sánh tấm pin năng lượng mặt trời Mono và Poly TIÊU CHÍ PIN MONO PIN POLY Tên đầy đủ Monocrystalline Polycrystalline Nguyên liệu tạo thành Pin Mono với các tế bào năng lượng mặt trời được làm bằng monocrystalline silicon (Mono-Si), còn được gọi là silicon đơn tinh thể với độ tinh khiết cao. Chính vì vậy, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy tấm pin đều màu và đồng nhất. Các tế bào năng lượng mặt trời của pin mono được tạo nên từ các phôi silicon có hình trụ. Bốn mặt các phôi hình trụ được cắt ra khỏi để tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí thành phần. Các tấm pin năng lượng mặt trời đầu tiên được tạo nên từ silicon đa tinh thể như polysilicon (p-Si) và silicon đa tinh thể (mc-Si). Nguyên liệu silicon tan chảy và được đổ vào khuôn hình vuông, được làm nguội và cắt thành những tấm wafer vuông hoàn hảo. Giá cả Đắt hơn Ít tốn kém Hiệu suất Hiệu quả hơn Kém hơn Tính thẩm mỹ Màu đen sẫm đồng nhất.Những cell pin hình vuông được vạt góc xếp liền nhau tạo những khoảng trống hình thoi xen kẽ. Màu xanh đậm.Những cell pin được xếp khít với nhau như một mảng lớn nguyên vẹn. Tuổi thọ Trên 25 năm Trên 25 năm Ưu điểm Được làm từ silicon với độ tinh khiết cao nên hiệu suất sử dụng cao. Tỉ lệ hiệu suất của các tấm pin mono thường ở khoảng 15-20%.Độ bền cao, hiệu quả sử dụng dài lâu.Hoạt động hiệu quả hơn so với pin poly trong điều kiện ánh sáng yếu. Quá trình sản xuất đơn giản và ít tốn kém. Do đó giá thành cũng thấp hơn so với pin Mono.Mức độ giãn nở và chịu nhiệt cao. Nhược điểm Giá thành khá cao do quy tình sản xuất tốn kém. Hiệu suất hoạt động của pin poly nằm trong khoảng từ 13-16%. Do độ tinh khiết của silicon thấp hơn nên hiệu suất không cao bằng pin mono. Các nhà sản xuất chính AE SolarCanadian SolarSunPowerLGHyundaiSolarWorld HanwhaKyoceraHyundaiSolarWorldTrina Nên chọn tấm pin Mono hay Poly? Trên đây là những khác biệt giữa pin mặt trời Poly và Mono. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng nên khó có thể đánh giá loại nào tốt hơn loại nào. Tuy nhiên, dựa vào những phân tích trên, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng lựa chọn loại pin mặt trời Poly và Mono phù hợp với nhu cầu sử dụng, khả năng kinh tế, mức độ đầu tư, khu vực vị trí địa lí cũng như ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Về góc độ kinh tế, bạn có thể căn cứ vào khả năng đầu tư tài chính và nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của mình để lựa chọn công nghệ và công suất phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch đầu tư bổ sung hàng năm cho hệ thống điện mặt trời theo khả năng tài chính của mình, cho đến khi hệ thống điện mặt trời của bạn sản xuất đủ lượng điện đáp ứng đủ nhu cầu của bạn không cần vào lưới điện quốc gia, thậm chí có thể dư thừa bán ngược lại điện lên lưới cho nhà nước. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ bạn bị mất điện và hoàn toàn không phải trả tiền điện hàng tháng. Hệ thống được khấu hao hàng ngày, về độ bền trên thực tế, hầu hết các pin mặt trời lắp đặt cách đây 25 năm về trước vẫn làm việc tốt cho đến nay và đạt hiệu suất trên 95% với công suất thiết kế ban đầu. Về không gian, nếu như nhà bạn là một ngôi nhà có không gian trên nóc nhà hạn chế, tiếp xúc với mặt trời nhỏ hay có cây cối làm khuất ánh nắng thì bạn nên sử dụng pin năng lượng mặt trời mono vì nó có hiệu suất cao hơn. Ngược lại nếu nhà bạn có không gian rộng thì bạn có thể sử dụng pin poly, nó có thể tiết kiệm cho bạn thêm một khoản tài chính. Nếu bạn muốn lắp đặt một hệ thống pin năng lượng mặt trời hiệu quả và phù hợp nhất thì tấm pin năng lượng mặt trời của bạn thường phải được lắp đặt trên nóc nhà, xây dựng trạm độc lập, cột, vách tường kính… Quan trọng là để tấm pin của bạn nhận được trực tiếp nhiều năng lượng mặt trời nhất từ trái đất có thể trong mọi điều kiện về môi trường, không gian và thời gian. Đảm bảo hệ thống luôn tiếp nhận năng lượng mặt trời được hiệu quả tối đa quanh năm. Dàn năng lượng mặt trời công suất đạt tối đa khi đặt vuông góc với ánh sáng mặt trời trực tiếp dưới mặt trời lúc nắng trưa hè. Loại bỏ tất cả các vật cản ngăn chặn ánh sáng mặt trời tới các tấm pin mặt trời: cây cối, tòa nhà cao tầng…. Bạn theo dõi đường đi của mặt trời trên bầu trời để xác định vị trí và hướng tối ưu cho vị trí lắp đặt các tấm pin. Nếu không dàn pin mặt trời của bạn sẽ bị giảm hiệu quả đáng kể. Miền Nam của Việt Nam thì nên dùng tấm pin năng lượng mặt trời nào là hiệu quả nhất? Miền Nam Việt Nam là khu vực có cường độ bức xạ mặt trời cao nhất cả nước (từ 4.8 – 5.6KWh/m2/ngày). Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo nên lượng nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ cao. Vì thế, khu vực miền Nam Việt Nam rất thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời. Và cũng vì đặc điểm khí hậu nói trên nên các doanh nghiệp và hộ gia đình ở miền Nam Việt Nam nên dùng tấm pin năng lượng mặt trời poly thay vì pin mono. - Pin mono vượt trội hơn poly ở hiệu suất tối ưu trong điều kiện vùng có bức xạ măt trời yếu (khoảng 3.8 - 4.1kWh/m2/ngày). Do đặc điểm pin mono có những khoảng trống giữa các cell, còn poly thì như một khối liền nhau, nên với tấm pin có cùng diện tích, thì sản lượng điện cho ra giữa mono và poly là như nhau. - Ở khu vực có bức xạ mặt trời cao như ở miền Nam cộng với suy giảm hiệu suất do nhiệt độ, thì tổng hiệu suất của poly và mono chênh lệch rất thấp, ngoài ra khi so với chi phí đầu vào cho hệ thống thì sử dụng poly hoàn toàn có lợi hơn.
Hệ thống điện mặt trời hoà lưới còn có các tên gọi khác như : Điện mặt trời nối lướiĐiện mặt trời on grid Hiện tại đây là dạng hệ thống phổ biến nhất tại Việt Nam. Hệ thống hoà lưới cần có điện lưới để hoạt động và không sử dụng accquy. Các tấm pin sẽ tạo ra điện DC khi có ánh sáng chiếu vào bề mặt tấm pin. Anh em lưu ý là ánh sáng tạo ra năng lượng điện cho tấm pin, không phải nhiệt độ. Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của hệ thống điện mặt trời. Vây làm sao các tấm pin tạo ra điện từ ánh sáng. Khi ánh sáng mặt trời đập vào bề mặt các tế bào silicon của tấm pin chúng sẽ tạo ra các electron. Electron sẽ được các busbar nằm trên bề mặt tấm pin tập trung lại. Đây được gọi là hiệu ứng quang điện. Điện DC ( Direct Current ) trên giàn pin là năng lượng điện 1 chiều. Thường có điện áp lên đến 600 với các dự án dành cho hộ gia đình. Tuy nhiên các thiết bị trong nhà bạn lại không sử dụng điện DC. Chúng sử dụng điện xoay chiều AC ( Alternating Current ). Nguyên nhân là do điện xoay chiều rất dễ tạo ra bằng các máy phát, tuy bin điện. Bên cạnh đó điện xoay chiều giúp cho việc truyền tải điện dễ dàng hơn. Giúp giảm tổn hao trên đường dây truyền tải điện. Do điện AC phổ biến cho mọi thiết bị. Chúng ta cần chuyển đổi điện DC của tấm pin sang điện AC. Tại Việt Nam điện lưới chúng ta đang là chuẩn 230V/50Hz. Inverter chính là thiết bị thực hiện quá trình chuyển đổi này. Điện mặt trời hoà lưới có thể tóm gọn thành hai chế độ hoạt động như sau : 1. Điện mặt trời tạo ra nhiều hơn tải sử dụng Nếu lượng công suất điện mặt trời tạo ra lớn hơn tải sử dụng. Lượng điện dư sẽ chạy ra lưới điện quốc gia. Lượng điện năng trả ngược ra lưới sẽ đi qua đồng hồ đo đếm. Đồng hồ đo đếm sẽ lưu lại con số này vào bộ nhớ của đồng hồ. Khi có hợp đồng mua bán điện các bạn sẽ được trả tiền trên con số này. Lưu ý: Đồng hồ lưu lại giá trị này gọi là đồng hồ hai chiều. 2. Điện mặt trời tạo ra không đủ cho tải sử dụng Lúc này tải lấy điện năng từ lưới vào để hoạt động. Chúng ta sẽ cần lắp đặt hệ thống giám sát để có thể theo dõi lượng điện hệ thống phát ra. Lưu ý rằng đồng hồ không thể đo đạc lượng điện năng thực tế mà nhà bạn đã tiêu thụ. Nguyên nhân là một phần năng lượng này đã được cấp bởi hệ thống điện mặt trời. Đồng hồ chỉ ghi lại giá trị điện năng cấp vào và lượng điện mặt trời trả ngược ra lưới.
6.000 MW Là công suất các dự án điện mặt trời được cấp phép phát triển trước tháng 6-2019. Vẫn còn nguy cơ nhà máy đầu tư xong không có đường dây truyền tải đến người tiêu dùng. Chờ lưới điện Ông L.A.T. - một nhà đầu tư tư nhân - cho biết đã rót hàng trăm tỉ đồng để xây dựng các dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh ĐBSCL... Công nhận việc rót vốn vào các dự án điện mặt trời kịp hoàn thành trước tháng 6-2019 để được hưởng mức giá 9,35 cent/kWh trong 20 năm nhưng ông L.A.T. lo lắng: chỉ một số dự án ký được thỏa thuận đấu nối vào lưới điện, những dự án mới triển khai đang bị... mắc kẹt, chưa thể có thỏa thuận. Thực trạng này khiến nhiều nhà đầu tư dự án điện mặt trời lo lắng, khi đã bỏ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ nhưng khi xây dựng xong, dự án khó bán điện nếu không kịp nối lưới. "Đó là lo ngại lớn nhất. Không truyền tải được, đầu tư cũng vô nghĩa" - ông L.A.T. nói. Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện EVN cho hay hầu hết các dự án năng lượng tái tạo đều tập trung ở các khu vực xa trung tâm, nhu cầu tiêu thụ điện tại chỗ rất thấp. Điện mặt trời có thể xây dựng chỉ khoảng 6-12 tháng trong khi đầu tư lưới điện truyền tải cần 3-5 năm, nên với số lượng các dự án có quy mô lớn được bổ sung vào quy hoạch sẽ gặp khó khăn để truyền tải. Chưa kể, theo quy định của Chính phủ, lưới điện đấu nối từ dự án điện gió, mặt trời đến điểm đấu nối vào lưới quốc gia thuộc trách nhiệm của các chủ đầu tư. Tuy nhiên khi các dự án tập trung và phát triển với mật độ cao ở một số khu vực thì trách nhiệm đầu tư nâng cấp lưới điện truyền tải lại chưa được quy định rõ. Theo ông Nguyễn Đức Cường - nguyên giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch (Viện Năng lượng - Bộ Công thương), đang có "lộn xộn" trong đầu tư điện mặt trời do chưa có quy hoạch riêng, trong khi quy hoạch điện VII chưa có danh mục dự án cụ thể. Khi xin cấp phép sẽ phải xin bổ sung quy hoạch. Các dự án điện mặt trời thường có quy mô nhỏ nhưng có nhiều thủ tục như dự án nhiệt điện than quy mô 1.000 - 2.000 MW, khiến nhà đầu tư khá vất vả. Chưa kể, có tình trạng một số nhà đầu tư làm theo phong trào, đăng ký dự án để "giữ suất" hoặc chuyển giao. Dân vẫn lo khi làm điện áp mái Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thùy Ngân - giám đốc thương hiệu Công ty Solar Bách Khoa, làm điện mặt trời áp mái cũng chưa thực sự thuận lợi. Hiện nay việc thay thế đồng hồ điện hai chiều cho người dân chưa đồng loạt, khá nhiều khách hàng của công ty đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhưng chưa được thay mới đồng hồ. Còn theo giám đốc một công ty phân phối và lắp đặt hệ thống điện mặt trời có trụ sở tại quận 3, TP.HCM, khó khăn lớn nhất hiện nay là thời gian điện lực trả lại tiền điện nối lên lưới cho người dân vẫn chưa cụ thể. Hợp đồng mua lại điện cho dân chỉ là hợp đồng tạm thời, tới tháng 6-2019 sẽ có giá mới nên nhiều người e dè sau này giá mua điện sẽ giảm. "Cần sớm thống nhất cơ chế mua lại điện mặt trời nối lên lưới cho người dân an tâm khi lắp đặt", vị này kiến nghị. Tìm cách tránh "vỡ trận" Ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN, lo lắng khả năng "vỡ trận" điện mặt trời. Bởi hiện nay quy hoạch hệ thống lưới điện vẫn chưa được hiệu chỉnh trước sự tăng mạnh các dự án điện mặt trời, nên EVN khó có cơ sở đầu tư. Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Thành - phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) - cũng nhìn nhận việc tập trung quá nhiều dự án điện mặt trời ở một số khu vực gây tắc nghẽn truyền tải điện. Chưa kể đây là nguồn không ổn định, khó kiểm soát, có thể tạo ra rủi ro cho hệ thống. "Nhà đầu tư dồn dập vào thật nhưng chắc sẽ có nhiều dự án không đạt" - ông Thành nói và cho hay vấn đề truyền tải đã đưa vào quy hoạch điện mặt trời để tới đây trình Chính phủ xem xét. Ông Nguyễn Đức Cường đề xuất tới đây việc cấp phép các dự án cũng đòi hỏi tính minh bạch cao hơn, có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng hơn. Theo EVN, phải đảm bảo tính đồng bộ giữa việc phát triển các nguồn điện và lưới điện ngay khâu lập và phê duyệt quy hoạch. Cần có cơ chế cho phép xã hội hóa đầu tư một số công trình lưới điện thu gom điện các dự án điện gió, mặt trời. Đưa đất dự án chưa hiệu quả làm điện mặt trời Theo ông Dương Văn Hoàng Hoanh, phó giám đốc Sở Công thương Long An, tỉnh này đang trình các cấp có thẩm quyền 13 dự án điện mặt trời. Trong 4 dự án hiện đã được phê duyệt và đang thi công, dự án của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) tại Thạnh Hóa có công suất lớn nhất là 100 MWp. Hàng loạt dự án khác ở tỉnh Long An đang trình phê duyệt. Cũng theo ông Hoanh, Long An quy hoạch phát triển điện mặt trời tại các dự án đã giao đất nhưng hàng chục năm chưa khai thác hiệu quả. Ông Hoanh cho rằng việc phát triển những khu vực kinh tế còn khó khăn thành các trung tâm điện mặt trời sẽ góp phần bảo vệ môi trường, thêm nguồn điện và tạo ra công ăn việc làm. Về đấu nối các dự án điện mặt trời với điện lưới quốc gia, ông Hoanh cho hay Long An chủ trương xây dựng trung tâm để kết nối nhiều dự án rồi đưa lên lưới điện. QUANG KHẢI Ông Nguyễn Văn Thành (phó cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương): Tránh đưa công nghệ cũ vào VN Có khả năng tới đây Bộ Công thương xem xét có nhiều giá mua điện mặt trời (giá FIT) theo vùng. Khi có mức giá này, nhà đầu tư khai thác ở đâu cũng có hiệu quả như nhau sẽ hút nhà đầu tư ra các vùng khác nhau. Việc đưa một mức giá có khả năng sẽ không đưa được công nghệ mới và tiên tiến vào VN, nên có thể có nhà đầu tư chạy theo lợi nhuận chỉ mua thiết bị Trung Quốc giá rẻ. Do đó, có nhiều mức giá với kịch bản cao và thấp là để thiết bị điện mặt trời tiếp cận với công nghệ, tránh chuyện chạy theo lợi nhuận tức thì.